Luật đá phạt gián tiếp sân 7 thứ tạo nên những bàn thắng vô cùng bất ngờ
Trong bóng đá hiện nay, đặc biệt là bóng đá phủi, nơi mà những cơ hội luôn được tận dụng triệt để bởi các cầu thủ trên sân. Dù chỉ là một tình huống rất nhỏ những các cầu thủ luôn cố biến nó thành một đường bóng rõ nét. Chính từ đó các bàn thắng chớp nhoáng được ghi trên sân 7 với tốc độ cực kỳ nhanh. Và một trong những cách để tạo ra cơ hội và có được bàn thắng chớp nhoáng chính là các pha đá phạt gián tiếp. Chính vì vậy hôm nay hãy cùng xoilac tìm hiểu về luật đá phạt gián tiếp sân 7 nhé.
Tìm hiểu về luật đá phạt gián tiếp sân 7
Hình ảnh mô tả rõ nhất về đá phạt gián tiếp
Bóng đá sân 7 hay sân 11 thì vẫn là bóng đá và có những luật lệ vô cùng giống nhau. Đều là các quy định để các cầu thủ thực hiện đúng và tận dụng được những lợi thế lớn mà mình đang có. Dưới đây chính là những thông tin về luật đá phạt gián tiếp sân 7 mà chúng tôi đem tới cho người đọc
Trái ngược với đá phạt trực tiếp,theo luật đá phạt gián tiếp sân 7 là một tình huống cố định mà đội tấn công không được phép sút thẳng vào khung thành. Thay vào đó, họ phải chuyền bóng trước khi một cầu thủ khác dứt điểm.
Tuy nhiên, chỉ một kẽ hở nhỏ cho phép cầu thủ đá phạt gián tiếp chuyền chính xác tới chân đồng đội và dễ dàng ghi điểm. Để ghi bàn từ một quả đá phạt gián tiếp, một cầu thủ của cả hai đội phải chạm vào bóng trước khi nó đi vào lưới. Vì vậy, về lý thuyết, người thực hiện quả đá phạt có thể sút mạnh bóng vào một đối thủ được bố trí phòng ngự trước pha đá phạt, nhằm cố gắng tạo ra một pha sút thay đổi hướng bóng nguy hiểm từ đó khiến bóng qua vạch vôi. Vì bóng đã được chạm bởi một cầu thủ khác nên bàn thắng sẽ được tính.
Trong luật đá phạt gián tiếp sân 7 cũng đã quy định rất rõ, khi một bàn thắng được ghi trực tiếp từ một quả đá phạt gián tiếp và không có cầu thủ nào khác chạm bóng, đội đối phương sẽ được hưởng quả đá phạt góc như một hình phạt.
Nói tóm gọn lại thì luật đá phạt gián tiếp sân 7 chính là một pha đá phạt mà yêu cầu phải có cầu thủ khác chạm bóng thì nếu bóng bay vào lưới mới được tính là một bàn thắng hợp lệ. Đây là một tình huống tạo ra khá nhiều đột biến trên sân 7.
Những tình huống sẽ đem về một quả đá phạt gián tiếp
Trong khi đá phạt trực tiếp được trao cho những lỗi nghiêm trọng, thi theo luật đá phạt gián tiếp sân 7 thì cơ hội này thường được dành cho những lỗi không quá nghiêm trọng. Một số tình huống thường thấy trên sân dẫn tới một pha đá phạt gián tiếp là:
-
Tình huống vào bóng có phần nguy hiểm nhưng chưa ảnh hưởng đối phương
-
Cản trở sự di chuyển của đối thủ trong trận đấu
-
Ngăn cản thủ môn phát bóng từ tay trong những trường hợp thủ môn có bóng
-
Để bóng chạm tay ở khu vực phần sân của đối phương
Tín hiệu của trọng tài khi thổi còi tình huống đá phạt gián tiếp
Giống như đá phạt trực tiếp, đá phạt gián tiếp được trọng tài báo hiệu bằng cánh tay và thực hiện tại nơi xảy ra lỗi. Theo luật đá phạt gián tiếp sân 7 thì những pha phạm lỗi dẫn tới một pha đá phạt gián tiếp sẽ được các trọng tài cắt còi luôn.
Thủ môn cũng có thể mắc lỗi dẫn tới phạt gián tiếp
Thủ môn cũng có một bộ quy tắc đặc biệt liên quan đến hành vi của họ mà cần lưu ý để tránh mắc những lỗi dẫn tới việc phải nhận một pha đá phạt gián tiếp.Theo luật đá phạt gián tiếp sân 7, tình huống đá phạt gián tiếp được thực hiện với thủ môn nếu họ chạm bóng bằng tay sau khi phát bóng hoặc trước khi bóng chạm đến cầu thủ khác. Họ cũng bị phạt nếu chạm bóng sau khi đồng đội cố tình chuyền bóng cho họ, hoặc nếu họ dùng tay sau khi nhận bóng trực tiếp từ ném biên của đồng đội.
Phân biệt đá phạt trực tiếp và gián tiếp trong khu vực cấm địa
Tình huống tổ chức đá phạt gián tiếp trong vòng cấm
Trong bóng đá, đá phạt trực tiếp không được thực hiện trong khu vực cấm địa của đội phạm lỗi. Nếu cầu thủ thực hiện hành vi đáng phạt trong khu vực cấm địa đội mình, trọng tài sẽ thổi phạt đền thay vì đá phạt trực tiếp.
Tuy nhiên, không phải lỗi nào trong khu vực cấm địa cũng dẫn đến phạt đền. Trọng tài cũng có thể thổi phạt gián tiếp trong khu vực này, tạo nên những tình huống hỗn loạn và thú vị cho người hâm mộ.
Bất kỳ lỗi nghiêm trọng nào trong khu vực cấm địa (ví dụ như tắc bóng thô bạo, cố tình dùng tay chơi bóng) sẽ dẫn đến phạt đền. Nhưng nếu lỗi nhẹ hơn và không có tiếp xúc giữa các cầu thủ, trọng tài có thể thổi phạt gián tiếp.
Ví dụ, thủ môn nhặt bóng sau khi đồng đội chuyền bóng cho họ, đây là tình huống kinh điển dẫn đến đá gián tiếp trong khu vực cấm địa. Các lỗi khác có thể là thủ môn cầm bóng quá thời gian được cho phép hoặc bắt bóng từ những pha ném biên trực tiếp từ đồng đội.
Khi những quả đá gián tiếp này được thực hiện, khu vực cấm địa trở nên rất kịch tính. Các hậu vệ xếp hàng để cản phá ngay khi bóng được đưa vào cuộc (thường là chuyền cho tiền đạo nhằm dứt điểm cận thành càng nhanh càng tốt). Đôi khi, các đội sẽ lên kế hoạch chuyền bóng phức tạp từ những quả đá này; tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, mọi thứ trong khu vực cấm địa sẽ trở nên khá hỗn loạn.
Bàn thắng chớp nhoáng đến từ đá phạt gián tiếp
Chiến thuật được áp dụng trong đá phạt gián tiếp
Việc được hưởng một pha đá phạt gián tiếp trong vòng cấm sẽ là một lợi thế cho đội được hưởng. Những miếng đánh hay chiến thuật đã được tập sẽ lập tức được áp dụng. Và chính vì sự bất ngờ của nó làm đối phương không thể ngờ sẽ dẫn tới những bàn thắng vô cùng chớp nhoáng.
Tuy nhiên ở sân 7 thì trong vòng cấm sẽ ít có lỗi vì phạm vi khá hẹp cũng như là số lượng các cầu thủ là nhiều. Chính vì vậy những pha đá phạt gián tiếp nhanh sẽ luôn là miếng đánh hiệu quả cho mỗi đội bóng khi đang bế tắc trong mặt trận tấn công.
Các cầu thủ sân 7 thường được tập những bài phối hợp nhanh chuyền bóng một chạm hay di chuyển để block đối phương hoặc di chuyển để đánh lừa sự chú ý của hậu vệ. Với việc được hưởng một pha đá phạt gián tiếp thì đây chính là cơ hội để tạo được những đột biến cũng như áp dụng những miếng đánh đã được tập luyện nhuần nhuyễn bởi các cầu thủ.
Tình huống đá phạt gián tiếp cũng là một đặc sản, thứ mà khán giả theo dõi các giải sân 7 cực kỳ mong chờ bởi tính sáng tạo và đẹp mắt cùng với một tốc độ phối hợp đáng kinh ngạc giữa các cầu thủ trên sân. Để có thể theo dõi những miếng đánh phối hợp nhuần nhuyễn sân 7 thì các khán giả có thể theo dõi giải bóng đá sân 7 cấp cao nhất của Việt Nam là HPL ( hay còn gọi là giải vô địch sân 7 miền Bắc ) nhé.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin người đọc cần nắm rõ về luật đá phạt gián tiếp sân 7. Đây chính là kiến thức quan trọng giúp những người đọc hay cả những người chơi bóng cần hiểu được để có những trải nghiệm thú vị hơn với bộ môn thể thao vua này.